Xây dựng nhà cao tầng là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, kỹ thuật và quản lý xây dựng. Từ khâu thiết kế chi tiết, lựa chọn vật liệu đến quá trình thi công và nghiệm thu, mỗi công đoạn đều được thực hiện một cách tỉ mỉ và khoa học. Chính nhờ vậy, các tòa nhà cao tầng mới có thể đảm bảo chất lượng, độ bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng khắt khe.
Quy trình xây nhà cao tầng
Quy trình xây dựng nhà cao tầng không chỉ là việc chồng chất các tầng nhà lên nhau mà còn là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu thiết kế đến thi công và hoàn thiện.
Chuẩn bị xây dựng
Đây là công tác không thể thiếu khi thi công bất kì công trình nào. Các nhà thầu cần chuẩn bị:
- Thiết kế công trình, chuẩn bị bản vẽ
- Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Tiếp nhận tập kết vật tư
Xử lý nền móng
Xử lý nền móng là khâu vô cùng quan trọng. Xử lý nền móng nhà cao tầng chính là công tác thi công cọc bê tông. Trong thực tế, có rất nhiều công trình bị lún, nứt nếu xử lý nền móng chưa phù hợp.
Trong thi công nhà cao tầng, một số thao tác cần thực hiện khi xử lý nền móng bao gồm:
- Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị
- Thi công cọc thử
- Tiến hành thi công cọc đại trà
- Nghiệm thu giai đoạn thi công phần cọc theo đúng bản vẽ thiết kế
Thi công móng bê tông cốt thép
Giai đoạn này bao gồm các bước sau:
- Đào đất hố móng
- Công tác chống thấm móng, các bể ngầm
- Đổ bê tông lót
- Đổ bê tông móng và các đà giằng móng
- Thi công hạng mục: bể phốt, hố ga, bể ngầm,…
- Nghiệm thu phần móng
Thi công phần thân
Phần thân bao gồm hệ thống khung, sàn, tường và mái. Các công việc mà đơn vị thi công xây dựng cần tiến hành là xác định mốc chuẩn thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông,…
Quá trình thi công phần thân được thực hiện tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến phần mái với các công đoạn:
- Thi công cột bê tông cốt thép
- Thi công dầm, sàn bê tông
- Xây tường
- Thi công cầu thang bộ
- Nghiệm thu
Thi công phần mái
Thi công phần mái của nhà cao tầng bao gồm các công đoạn sau:
- Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái
- Đổ bê tông chống thấm
- Hoàn thiện phần mái
- Nghiệm thu phần mái
Thi công phần hoàn thiện
Khi hoàn thiện xong phần mái, hình hài một ngôi nhà đã hoàn thiện. Lúc này, nhà thầu sẽ tiến hành thi công phần hoàn thiện.
Thi công phần hoàn thiện bao gồm các công đoạn:
- Thi công hệ thống điện, nước (MEP)
- Trát trần, tường
- Thi công chống thấm
- Lát, láng nền, sàn
- Ốp tường
- Công tác thi công hệ thống chữa cháy
- Làm trần, đắp nối các chi tiết
- Lắp chỉnh các cửa, đồ mộc
- Sơn, bả tường, trần phủ bề mặt
- Lắp đặt thiết bị kỹ thuật
- Nghiệm thu hoàn thiện
Tổng vệ sinh và bàn giao công trình
Khi hoàn tất các hạng mục theo hợp đồng đã kí kết với chủ đầu tư, các nhà thầu sẽ tiến hành dọn vệ sinh để bàn giao cho chủ đầu tư.
Tiêu chuẩn thiết kế chung cư cao tầng không thể bỏ qua
Các tiêu chuẩn thiết kế chung cư cao tầng mới nhất.
Quy định về chiều cao tầng nhà chung cư
Quy chuẩn, tiêu chuẩn và văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở hiện hành không khống chế chiều cao tối đa đối với căn hộ chung cư mà chỉ quy định chiều cao tối thiểu:
- Với phòng ở: Không thấp hơn 3 mét
- Với phòng bếp, vệ sinh: Không thấp hơn 2,4 mét
- Với tầng hầm, tầng nửa hầm và tầng kỹ thuật: Không thấp hơn 2 mét
- Đối với các phòng ở trong ký túc xá sử dụng giường tầng, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,3m. Trong trường hợp này chiều rộng thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 3,3m.
- Tầng lửng không được tính vào số tầng công trình. Tầng tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, tầng lửng không vượt quá 65% diện tích tầng bên dưới.
Tiêu chuẩn về diện tích căn hộ
Thông tư số 21/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư. Cụ thể quy định:
Theo Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này, diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 25m2 (phòng ngủ 9m2) và có tối thiểu 01 phòng ở, 01 khu vệ sinh.
Quy định diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 25m2
Đối với dự án nhà ở thương mại, phải đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án.
Tiêu chuẩn về chiếu sáng chung cư
- Căn hộ có 2 phòng đến 3 phòng ngủ: cho phép một phòng không có chiếu sáng tự nhiên.
- Căn hộ có từ 4 phòng trở lên: cho phép hai phòng không có chiếu sáng tự nhiên.
- Cửa sổ các phòng từ tầng 9 trở lên chỉ được làm cửa lật hoặc cửa trượt
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở đối với căn hộ không có ban công hoặc logia, phải bố trí tối thiểu một cửa sổ ở tường mặt ngoài nhà có kích thước lỗ mở thông thủy không nhỏ (600 x 600)mm phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
Tiêu chuẩn về hành lang chung cư
Theo thông tư 31/2016/TT-BXD được Bộ xây dựng ban hành có quy định rõ về phân hạng nhà chung cư, quy định hành lang chung cư như sau:
- Đối với các căn hộ được phân hạng A (căn hộ cao cấp) hành lang căn hộ phải đạt tối thiểu 1,8 m
- Đối với các loại căn hộ hạng B thì hành lang căn hộ tối thiểu phải rộng 1,5 m
- Trường hợp hạng C đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng nhưng không đủ điều kiện để được phân hạng A, B.
- Có hệ thống camera an ninh giám sát nghiêm ngặt mỗi hành lang, bảo vệ các lối ra vào 24/24h.
Tiêu chuẩn về thang máy chung cư
- Đối với chung cư từ 6 tầng trở lên phải có ít nhất 1 thang máy, còn chung cư có từ 9 tầng trở lên phải có từ 2 tháng máy.
- Nhà chung cư cao hơn 50m, bắt buộc trong mỗi khoang cháy cần phải có thang máy để đảm bảo cho quá trình phòng cháy chữa cháy.
- Thông thường, mỗi thang máy có sức nâng không nhỏ hơn 400kg. Tuy nhiên, nếu căn hộ chung cư nào có 1 thang máy thì phải lắp thang có sức nâng không nhỏ hơn 600kg.
- Chiều rộng của thang máy chở người cần được bố trí sao cho phù hợp với tiêu chuẩn. Đồng thời, thang máy cũng phải trang bị đầy đủ các chức năng, thiết bị chống kẹt, bộ cứu hộ…
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy chung cư
Một số nguyên tắc về an toàn PCCC trong tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng trên thế giới:
- Tiêu chuẩn nhà ở chiều cao từ 40 tầng trở lên, nhà công nghiệp từ 25 tầng trở lên phải thiết kế một tầng cứu nạn. Ít nhất 50% tổng diện tích sàn cứu nạn phải được dành là nơi cứu nạn.
- Hệ thống dò tìm báo cháy được chia làm 2 loại dựa trên khái niệm mô tả (loại 1) và thực hiện (loại 2). Sự khác biệt giữa 2 hệ thống này là khi hệ thống dò tìm báo cháy được kích hoạt tại 1 điểm bất kỳ thì toàn bộ hệ thống báo cháy sẽ kêu. Đối với loại hệ thống thứ 2, khi hệ thống dò tìm được kích hoạt chỉ có hệ thống báo cháy ở sàn cháy, 1 sàn phía dưới và 2 sàn phía trên được kích hoạt.
Lưu ý về PCCC
Để đảm bảo an toàn cho mọi người trong khu chung cư, việc tuân thủ các quy định về Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) là vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn và các cư dân khác hiểu và thực hiện đúng các quy tắc sau:
- Sử dụng điện an toàn: Tránh quá tải các ổ cắm điện, không để dây điện chạy qua các lối đi và sử dụng các thiết bị điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đảm bảo lối thoát hiểm thông thoáng: Luôn giữ các lối thoát hiểm không bị cản trở bởi đồ đạc hoặc vật dụng.
Biết vị trí và cách sử dụng thiết bị chữa cháy: Xác định vị trí của các bình chữa cháy và học cách sử dụng chúng đúng cách. - Thực hành diễn tập thoát hiểm: Tham gia các buổi diễn tập thoát hiểm định kỳ để biết cách hành động trong trường hợp khẩn cấp.
- Lắp đặt các giải pháp chống cháy như cửa ngăn cháy ứng dụng tấm chống cháy chất lượng, dung dịch chống cháy, báo động cháy, v.v
Quy trình xây dựng nhà cao tầng là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật, thẩm mỹ và sự an toàn. Mỗi công trình nhà cao tầng không chỉ là một biểu tượng của sự phát triển đô thị mà còn là nơi an cư lạc nghiệp của hàng ngàn người.
Vì vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo chất lượng và độ bền vững của công trình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.