Một câu hỏi mà hầu như các bạn sinh viên năm 4 ai cũng nhận được “Sau khi tốt nghiệp cử nhân, em tính làm gì?”. Có nhiều ý kiến, bạn thì chọn đi làm, bạn chọn học lên cao hơn tại một trường đại học trong nước, cũng có bạn lựa chọn con đường du học sau đại học. Trong đó, theo thống kê cho thấy số lượng sinh viên du học Mỹ sau đại học chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng số sinh viên ra nước ngoài du học. Vậy bạn đã biết gì về chương trình du học thạc sĩ Mỹ? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chương trình học thạc sĩ tại Mỹ và có định hướng riêng cho mình nhé!
1. Định vị lý do học thạc sĩ
Trước hết bạn phải xác định rõ lý do học Thạc sĩ của mình là gì, nó có giúp ích gì cho mình trên con đường sự nghiệp mà bạn chọn hay không? Có những ngành nghề mà việc sở hữu tấm bằng Thạc sĩ là điều kiện gần như tiên quyết để được thăng chức hoặc tăng lương.
Theo thống kê được công bố bởi Salary.com, thu nhập trọn đời của sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ lên tới 2,5 triệu đô la Mỹ, so với con số 2,1 triệu đối với những người chỉ có bằng Cử nhân và 1,2 triệu cho sinh viên tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, việc thăng chức hay tăng lương cũng còn phù thuộc vào số năm kinh nghiệm, và mỗi ngành sẽ có một tiêu chí khác nhau. Vì vậy bạn nên tìm hiểu về ngành mình đặc biệt là con đường về lâu về dài để xem có nên học Thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp chương trình đại học.
Thực tế là rất nhiều du học sinh ở Mỹ chọn học Thạc sĩ vì… không kiếm được việc làm sau khi ra trường. Với tình thế này, họ quyết định học lên để kéo dài thời gian ở lại Mỹ nhằm có thêm cơ hội tìm được công việc tương ứng. Thật ra, đây là một cách hay để có thể tận dụng thời gian đi học để kiếm việc làm hay cơ hội thực tập, bởi các nhà tuyển dụng thường không quá khắt khe trong việc tuyển dụng thực tập sinh so với tuyển dụng nhân sự chính thức. Và nhiều du học sinh Việt Nam tại Mỹ đã chứng minh suy nghĩ này là đúng – nhiều người trong số họ đã tìm được việc làm ngay sau thời gian thực tập.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều bạn học Thạc sĩ chỉ vì… ai cũng làm như vậy. Nếu đang mang quan điểm này, bạn hãy suy đi xét lại trước khi ra quyết định. Thạc sĩ là một chương trình chuyên sâu và đòi hỏi người học phải ít nhiều có khả năng nghiên cứu và tìm tòi độc lập, số lượng kiến thức cũng đồ sộ hơn nhiều so với bậc Đại học. Vì vậy, hãy chỉ đi học thạc sĩ khi bạn tự tin mình có đủ khả năng và sự kiên nhẫn. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể đọc 100 trang mỗi ngày và viết bài tóm tắt cho từng buổi lên lớp? Chưa hết, liệu bạn có thể đeo đuổi một dự án kéo dài xuyên suốt học kì? Nếu bạn vẫn quyết tâm theo đuổi con đường này thì xin mời bước vào bước quan trọng thứ 2: chọn ngành học.
>> Xem thêm: Điều kiện du học Mỹ theo diện bảo lãnh năm 2019
2. Xác định lĩnh vực hay chuyên ngành yêu thích
Trước khi quyết định học lên Thạc sĩ, hay tự hỏi bạn đã thực sự biết mình thích lĩnh vực hay chuyên ngành gì chưa. Nếu bạn học chọn một học Thạc sĩ cho một chuyên ngành cụ thể, điều đó có nghĩa là nội dung học cũng sẽ chi tiết và đào sâu hơn về ngành đó so với bậc Cử nhân, vì vậy nếu bạn không thích nó thì có thể bạn sẽ không đủ nhiệt tình để theo đuổi đến cùng. Đó là lí do nhiều sinh viên đã quyết định đi làm hoặc thực tập sau khi tốt nghiệp Đại học một thời gian để xem xét lại mình thật sự mình thích gì và cái gì mới phù hợp với mình.
Đôi khi, bằng thạc sĩ cũng được nhiều du học sinh chọn làm phương tiện để thay đổi định hướng phát triển sự nghiệp (trường hợp đã có bằng đại học trong một lĩnh vực khác với lĩnh vực muốn theo đuổi). Chẳng hạn, bạn có bằng Quản trị Kinh Doanh và muốn chuyển hướng theo ngành Luật? Khi đó, chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh doanh có lẽ là lựa chọn phù hợp nhất với trường hợp của bạn.
Đây là một cách chuyển hướng con đường sự nghiệp của bạn ngay cả khi không có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn đừng nên hoàn toàn bỏ đi bằng đại học của mình mà hãy tận dụng tấm bằng và những trải nghiệm thực tập, làm thêm, ngoại khóa trước đó.
3. Hãy cân nhắc hầu bao, bởi chi phí học thạc sĩ không rẻ lắm đâu!
Đa số ở tất cả các trường Đại học ở Mỹ, học phí cho mỗi giờ tín chỉ cho chương trình Thạc sĩ thường đắt hơn so với chương trình Cử nhân. Bạn nên tự hỏi xem bạn đã chuẩn bị được học phí hay chưa? Nếu buộc phải vay mượn thì khả năng chi trả của bạn và gia đình là trong bao lâu và nguồn lực tài chính nào? Nên nhớ rằng học phí chỉ là một nửa của số tiền bạn phải bỏ ra. Hãy tính đến chi phí sinh hoạt đi kèm theo để xác định tổng chi phí mà bạn cần chuẩn bị cho cả quá trình du học.
Đối với các bạn học Cử nhân ở Mỹ thì có thể sẽ có nhiều cơ hội để tìm học bổng học Thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp vì khi đó bạn vẫn còn rất nhiều mối giao tiếp hay quen biết ở trong trường để được giới thiệu cho những học bổng hấp dẫn.
Đối với các bạn học Cử nhân ở Việt Nam, bạn nên suy nghĩ đến độ tuổi du học, bởi những bạn đã đi làm vài năm rồi mới du học thạc sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thích nghi vào văn hoá Mỹ. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của bạn trong tương lai.
>> Xem thêm: Mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí khi du học Mỹ
4. Bạn có phải tuýp người thích ổn định sớm nhất có thể?
Nhiều người đi làm ngay sau khi học cử nhân đều chia sẻ rằng sau khi đi làm rất lười trở lại giảng đường. Khi đi làm sẽ không cần làm bài tập về nhà, không cần học bài để thi… nên có nhiều người chọn học xong cử nhân rồi học thạc sĩ luôn vì họ sợ sẽ không đủ động lực học sau một thời gian ngắt quãng cho công việc. Nhưng lại có một số bạn muốn nghỉ ngơi một thời gian sau khi học Cử nhân bằng cách đi làm, để rồi trong quá trình đi làm một vài năm, họ sẽ tìm hiểu thị trường việc làm và lắng nghe tiếng nói của bản thân để chọn đúng chuyên ngành mong muốn đào sâu ở bậc thạc sĩ.
Trên đây là một số lời khuyên và chia sẻ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về du học thạc sĩ Mỹ cũng như hình dung phần nào định hướng tương lai của mình. Tương lai mình nằm trong tay mình, vì vậy trước khi đưa ra quyết định quan trọng nên hay không nên du học Mỹ, hãy tự vấn để hiểu rõ bản thân muốn gì bạn nhé. Nếu quan tâm và mong muốn tìm kiếm một đơn vị đồng hành trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ, bạn có thể liên hệ với USIS Education để được các chuyên gia tư vấn du học Mỹ hỗ trợ.