Content facebook và Content website khác nhau như thế nào? Nếu doanh nghiệp hay người kinh doanh đang có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng qua hai kênh truyền thông này, nhất định phải nắm rõ cách thức xây dựng content của mỗi kênh. Vì cả hai nền tảng đều có các đặc tính riêng biệt khác nhau.
Khi hiểu rõ những đặc tính của hai kênh chủ đạo này, chắc chắn sẽ xây dựng được chiến lược content phù hợp. Từ đó thu hút khách hàng đến với thương hiệu của mình.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin về sự khác nhau giữa content Facebook và Content Website chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.
Sự khác nhau giữa content Facebook và Website
Đều là hai kênh truyền thông phổ biến nên việc đầu tư vào content là rất cần thiết. Tuy nhiên khi xây dựng content thì Facebook và website lại có những cách làm khác nhau
Theo đó về cơ bản thì hai nền tảng này có những yếu tố xây dựng content khác nhau như sau:
Hình thức thể hiện
Content được thể hiện dưới nhiều hình thức. Bao gồm hình ảnh, video, âm thanh, ebook, Infographic,…và phổ biến nhất là dạng bài viết.
– Đối với content đăng trên Facebook, nội dung phải đảm bảo mới mẻ, bắt mắt. Vì vậy nội dung trên facebook sẽ thường đi kèm với video, hình ảnh, minigame….Bên cạnh đó nội dung phải phù hợp với xu hướng thịnh hành. Như vậy sẽ thu hút được nhiều lượt thích và chia sẻ.
– Đối với content đăng trên Website, content sẽ được thể hiện chủ yếu dưới dạng bài viết. Theo đó nội dung sẽ được trình bày một cách khoa học và đầy đủ. Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cầu mà khách hàng tìm kiếm. Đôi khi content website có thể được thể hiện dưới dạng video. Tuy nhiên để website dễ lên top Google thì bạn nên áp dụng content dạng bài viết.
Ngôn từ trình bày
– Đối với content Facebook, ngôn từ sẽ được thể hiện một cách gần gũi, dễ hiểu và thân thiện. Hiện nay ⅔ dân số của nước ta đều sử dụng Facebook, không chỉ để tìm kiếm thông tin, giải trí,… mà còn để bán hàng online. Vì vậy ngôn từ trong bài viết của bạn phải lôi cuốn, hấp dẫn, súc tích và bắt trend để lôi cuốn người đọc giữa hàng nghìn các bài đăng khác.
Thông thường content Facebook sẽ bao gồm 300 – 400 từ. Nội dung thân thuộc với người đọc và chủ yếu sử dụng văn nói để truyền đạt.
– Với content Website từ ngữ cần phải được chọn lọc. Hạn chế sử dụng văn nói và thay vào đó là dùng văn viết để truyền đạt. Nội dung trên website phải đảm bảo đầy đủ, khoa học. Tùy vào các bài về dịch vụ hay kiến thức sẽ quy định số từ khác nhau.
Thông thường một bài viết trên website sẽ bào gồm 1000 – 2500 từ. Ngôn ngữ thể hiện phải chính xác, bố cục rõ ràng và không được sai lỗi chính tả.
Nội dung
– Đối với content Facebook nội dung không quá khắt khe như website. Theo đó độ tương tác của content Facebook cao hay thấp phụ thuộc vào tính thịnh hành và độc đáo của nội dung.
Với Facebook, content sẽ xây dựng dựa trên tính thân thiện với người dùng, nội dung phải bắt trend, độc đáo và mới lạ. Phụ thuộc vào tính sáng tạo và cập nhật thông tin của người viết mà sức hiệu quả của content sẽ khác nhau.
– Với content trên Website nội dung không chỉ đảm bảo hữu ích với người dùng, mà còn phải thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Khi xây dựng nội dung trên website, người viết cần am hiểu về lĩnh vực đang viết. Từ đó đưa ra một bài viết đầy đủ thông tin, với nội dung tươi mới và không trùng lặp với những website khác.
Bên cạnh đó nếu muốn content Website nằm ở Top google, bài viết cần phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật SEO như thẻ Title, thẻ Meta description, tiêu đề chính, tiêu đề phụ,…
Hình thức trình bày
– Content Facebook không chỉ đi kèm với hình ảnh, video, mà còn kèm theo các Icon để thu hút sự chú ý. Bài viết bao gồm các Icon, Hashtag sẽ giúp nhấn mạnh nội dung cần truyền đạt. Giúp khách hàng dễ chú ý và ghi nhớ thương hiệu của bạn.
– Đối với Content Website nội dung sẽ được trình bày dưới dạng mục lục theo thứ tự 1,2,3,….
Thời gian đăng bài
Facebook và Website sẽ có những khung giờ đăng bài khác nhau, sao cho phù hợp với mọi đối tượng tham gia.
– Đối với content Facebook, bài viết sẽ được cập nhật ngay trên fanpage hay trang cá nhân khi người viết đăng bài. Vì vậy để có được lượng tương tác cao nhất, bạn nên đăng bài sau giờ hành chính. Đó là khung giờ mà người dùng sử dụng Facebook nhiều nhất như: 12h, 18h – 21h.
– Khác với Facebook, content Website chỉ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm khi content được google index. Vì vậy người quản trị trang web phải lên kế hoạch chăm sóc và đăng bài cụ thể.
Theo đó người viết phải đăng bài thường xuyên, cố định vào một khung giờ, thời điểm mà người dùng tương tác với trang web của bạn nhiều nhất. Như vậy Google sẽ index nội dung nhanh hơn.
Mục đích của content Facebook và Website
Facebook là mạng xã hội phổ biến có số lượng người dùng lớn nhất Việt Nam. Hiện nay đa số người dùng Facebook là để giải trí. Vì vậy muốn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau content Facebook phải mang tính xu hướng và hài hước.
Khác với Facebook, Content website sẽ dành cho những ai quan tâm đến sản phẩm, hay doanh nghiệp. Giúp người dùng hiểu rõ hơn về thông tin cũng như độ tin cậy của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà Website thường có những bài viết hữu ích hơn Facebook.
Tầm quan trọng của content Facebook và Website
Trong Marketing, content luôn là yếu tố quan trọng để giao tiếp cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng. Một trong những lợi ích quan trọng mà content mang lại như:
– Giúp khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn và đối thủ cạnh tranh.
– Làm tăng độ uy tín đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
– Giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với website của bạn.
Thông qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa content Facebook và content Website. Qua đây có thể thấy xây dựng content cụ thể, chỉnh chu là việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, người kinh doanh.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm được cách xây dựng content sao cho phù hợp và hiệu quả nhất!